Blog ngừng hoạt động từ ngày 10/04/2021
Toàn bộ nội dung và liên hệ chuyển về https://nguyen-hoang.com/
Thanks!
Tạo breadcrumbs trong blogspot
Vai trò của breadcrumbs trong blogspot và web khá quan trọng. Nó giúp
người xem biết mình đang ở đâu trong tổng thể cấu trúc website, giữ họ ở
lại lâu hơn, dễ dàng di chuyển giữa các trang.
Code bài viết lên quan cho Blogspot
Bài viết liên quan giúp người dùng tìm được các bài viết có nội dung liên quan tới nhau (cùng nhãn - label) trong cùng 1 blog.
Bước 1: Vào quản trị -> Mẫu -> Chỉnh sửa HTML
Bước 1: Vào quản trị -> Mẫu -> Chỉnh sửa HTML
Tối ưu hóa bộ keyword cho blogspot
Bộ keyword rất quan trọng trong SEO. Bài viết này chia sẻ với các bạn cách tối ưu hóa bộ keyword cho trang chủ và các trang con blogspot.
Các bạn vào phần quản trị blog, tìm Mẫu > Chỉnh sửa HTML, sau đó nhấn ctrl F, tìm đến đoạn code sau:
<b:if cond='data:blog.pageType == "index"'>
<title><data:blog.pageTitle/></title>
<b:else/>
<title><data:blog.pageName/> - <data:blog.title/></title>
</b:if>
Và thay thế bằng đoạn code dưới đây:
<!-- Viết Title,Description,Keyword cho trang chủ -->
<b:if cond='data:blog.url == data:blog.homepageUrl'>
<title>Tiêu đề của bạn</title>
<meta content='Mô tả của bạn'description'/>
<meta content='Keyword của bạn' name='keywords'/>
</b:if>
<!-- Tự động viết Keyword cho từng bài viết trong Blogspot -->
<b:if cond='data:blog.pageType == "item"'>
<meta expr:content='data:blog.pageName + ", " + data:blog.title' name='Keywords'/></b:if>
Ở phần tự động viết keyword cho
từng bài viết chúng ta chỉ quan tâm tới thẻ Mate Keyword. Tiêu đề mặc
đinh: Tiêu đề bài viết = Title. Thẻ Keyword để như code trên thì có
dạng:
Tên bài viết | Tiêu đề blog
Vì mình thường SEO cho các bài viết cụ thể thay vì trang chủ (blog cũng ít khi SEO vào catalogue) nên đặt theo kiểu đó.
Còn
về Description, mình thường để Google tự nhận để có thể lên được với
nhiều từ khóa hơn. Tất nhiên các bạn có thể đặt mô tả cho từng bài trong
blog thông qua việc điền vào phần mô tả tìm kiếm như hình dưới và nhấn Hoàn thành.
Ở trên là tối ưu theo kiểu kĩ thuật, phù hợp với các thuật toán, còn để bộ keyword hướng người dùng hơn các bạn có thể xem thêm:
Cách đặt tiêu đề bài viết
Một thoáng Thành Nam
Bấy nay léo nghoéo với
SEO sèo
Chẳng có thời gian chơi tí teo...
Từ
tết đến giờ cứ Google với SEO, Adword, Facebook, G+... đầu óc quay mòng
mòng. Bữa qua đưa thằng nhóc về nghỉ hè, chiều nay lại lên Hà Nội. Sáng
xách máy ra đường (chả là có em Fuji tha về cả tháng nay mà chưa có
thời gian vọc nữa) thử tay nghề. Ai ngờ thợ amateaur lại gặp đúng hôm
trời đất tối đen như mực. Ô hô, thôi thì cứ chụp choẹt ào đi.
Dù sao cũng là: "Một thoáng Thành Nam"
------------------------------------------
Thành Nam - là một tên gọi của của Nam Định, vì nằm ở phía Nam của thành Thăng Long nên được gọi như vậy.
6h04' đường phố vẫn rất ít người qua lại.
Rạp
Mùng 3 tháng 2 (thường được gọi tắt là 32) là nơi thường diễn ra các
chương trình văn hóa, văn nghệ. Nó có kiến trúc giống với Nhà hát lớn Hà
Nội. Mặt tiền của rạp là một sảnh rộng nơi thường diễn ra các chương
trình ca nhạc ngoài trời.
Khách sạn Vị Hoàng
Sông kia rày đã lên đồng- Chỗ làm nhà cửa, chổ trồng ngô khoai -
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai- Giật mình, còn tưởng tiếng ai gọi
đò (Tú Xương)
Sông lấp trước khi bị lấp có tên là sông Vị Hoàng, chảy qua thành phố Nam Định. Giờ thì cũng chẳng có nhà cửa, ngô khoai...
Nhà thủy tạ, đang được sửa sang, hình hiện đại nhưng kém lãng mạn hơn. Trước nó có cầu thang xoắn ốc và nhìn cổ kính hơn.
Một phần (mới được đưa vào sử dụng) của công viên Vị Xuyên. Trước ở đây là trường cấp 2 Hoàng Văn Thụ và trường Phùng Chí Kiên.
Phòng học của mình hồi lớp 8 giờ là một luống hoa màu hồng rất đẹp.
Còn phòng học hồi lớp 9 thì nhường chỗ cho một dãy xoài, mấy cây này chắc phải vài năm nữa mới lớn và có quả được.
Nhà thờ Khoái Đồng, được Pháp xây dựng từ thế kỉ trước, giờ đang được sửa lại.
Trường cấp 3 Nguyễn Khuyến - nơi mình học vốn là 1 Trường Dòng cải tạo lại, hai bên vẫn để tên Thánh San Tomas
Một
đôi bạn trẻ nô đùa, đuổi nhau trong công viên, "nàng chạy khá nhanh".
Không biết nàng có đang nghĩ "liệu mình có chạy nhanh quá không nhỉ"
Sông
Đào - Được gọi như thế vì sông được đào dưới thời nhà Nguyễn, nối sông
Hồng và sông Đáy cho tiện giao thông - mà cũng có thể do nước sông luôn
có màu đỏ, nặng phù sa.
Xa xa phía trước là cầu Đò Quan. Thuyền ai qua bến Đò Quan
-
Hãy dừng chèo lại, em than đôi lời
Bên kia sông...
Ebook SEO Copywriting
Năm 2013 tôi có dự định: một là làm vài cái Blog để kiếm thêm, hai là viết một cuốn Ebook SEO Copywriting để trải nghiệm và chia sẻ với anh em.
Cuối năm nhìn lại: Blog cũng được vài em, chất lượng cũng khá, traffic tạm ổn, nhưng chẳng hiểu sao chỉ thích để ngắm, chẳng buồn đem ra kiếm lợi cho bằng chị bằng em.
Còn Ebook thì cũng tạm cho là ổn.
TẠM thôi vì: đáng lẽ ra định viết thêm vài chục trang để chia sẻ thêm với anh em một số dạng bài như: giới thiệu sản phẩm, dịch vụ; phân tích, bình luận... nhưng thấy trình của mình chưa đủ, cần trải nghiệm và học hỏi thêm mới đủ khả năng làm - viết - chia sẻ được. Thứ nữa là Ebook cũng hơn trăm trang rồi, viết nữa ai thèm đọc, có khi lại chê mình dài.
Trong Ebook chủ yếu là chia sẻ những suy nghĩ của cá nhân tôi về SEO Copywriting, cách tổ chức và viết nội dung trên môi trường trực tuyến (đặc biệt là cho web, blog), chia sẻ một số bài viết về chủ đề SEO, hoặc viết theo cảm xúc, không nhất định để SEO.
Có một số vấn đề muốn đưa vào như: Google có đọc được nội dung mới không, nội dung chất và có đầy đủ quyền tác giả + site index nhanh có phải luôn có thứ hạng ở trên không... nhưng thấy những vấn đề này nên để thảo luận trực tiếp thì hơn.
Một số bạn muốn nói thêm về forum seeding, thông tin trên môi trường trực tuyến... nhưng thực sự có những vấn đề có thể viết ra, có những thứ chỉ có thề "nói nhỏ", vì còn phải "nói có sách mách có chứng"...
Thôi, cũng chẳng dây cà ra rây muống, rào trước đón sau nhiều làm gì. Túm lại Ebook SEO copywriting này mình làm để thỏa mãn đam mê viết lách, giờ đem chia sẻ với các bạn. Tất nhiên Ebook là quan điểm, cách nhìn của một cá nhân, khó tránh khỏi "một chiều", các bạn cứ đọc tham khảo thôi. Nếu có gì cần thảo luận thì cứ comment hoặc liên hệ trực tiếp. Năm tới đây (nếu còn làm SEO), trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các bạn và được trải nghiệm, kiến thức vững hơn mình sẽ "tái bản" để Ebook được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Ebook SEO Copywriting được mình định dạng PRC, bạn nào chưa có Mobipocket Reader thì lên mạng down về đọc nhé.
Đây cũng như một món quà năm mới gửi tới anh em làm SEO.
Chúc các bạn sức khỏe
,
năm mới thành công mới !Tải: Ebook SEO Copywriting
Link dự phòng mediafire
http://www.mediafire.com/download/6f5ua5v6b1odvh3/Ebook+SEO+Copywriting+1.0.rar
Thông báo: Đăng ký và Áp dụng DMCA
THÔNG BÁO
V/v: Đăng ký bảo vệ nội dung cho Blog iseonoidung theo Luật Bảo vệ Quyền tác giả DMCA
Trong thời gian Nguyên Hoàng khá bận và không có thời gian chăm sóc blog. Blog đơn giản là tổng hợp các bài viết mà mình đã đăng trên các diễn đàn SEO, công nghệ.
Việc các bài viết được sao chép lại không phải là mối bận tâm của mình trong thời gian qua. Tuy nhiên, một số trang copy khá cẩu thả: không để tên tác giả, tự tiện thay đổi tiêu đề, nội dung (phục vụ mục đích SEO). Kỳ khôi hơn, có bạn còn chuyển bài mang tính thảo luận của mình sang mục "Truyện cười". Tất nhiên, bài viết của mình có chút trào phúng, nhưng đó là để người đọc dễ tiếp nhận hơn và nó thể hiện được tư tưởng chủ đạo của bài viết; nhưng không vì thế mà thành chuyện cười được.
Bắt đầu từ hôm nay: 13/10/2013 Blog iseonoidung chính thức ra thông báo:
1. Đăng ký Luật bản quyền tác giả DMCA.
2. Mọi hình thức sao chép tin, bài đều phải được sự đồng ý của tác giả.
3. Bài sao chép không nhất thiết phải để link, nhưng phải ghi rõ nguồn iseonoidung hoặc tên tác giả: Nguyên Hoàng (hoặc nick nguyenhoang).
4. Bài sao chép không được tự ý sửa chữa, việc biên tập lại phải được sự đồng ý của tác giả.
5. Mọi hành vi sao chép trái phép có thể bị report bất cứ lúc nào.
Xin chân thành cảm ơn!
Về Nguyên Hoàng
Cách đây khoảng 1 năm, nghĩa là 2 năm sau khi tham gia thị trường SEO, tôi có ý định trở thành một SEO Copywriter.
Khi nghe ý định ấy có người bạn đã hỏi tôi lấy đâu ra khái niệm đó (SEO
Copywriting). Quả thật ở Việt Nam khi đó khái niệm ấy không được nhiều
người biết tới do xu hướng SEO vẫn nặng về backlink, SEO pro là người
sở hữu hệ thống backlink khủng, pagerank cao. Việc xuất bản bài viết
thường gói gọn trong copy – paste, rewrite. Đến thời điểm hiện nay, khi
tôi viết bài này, khi nội dung tươi mới, có ích, được chia sẻ thường
xuyên trên các Mạng xã hội trở thành xu hướng chủ đạo. Nhiều bạn áp dụng
quyền tác giả Author ship cho website, những vụ lùm xùm quanh việc
report DMCA còn nóng hổi… thì vẫn còn rất nhiều bạn làm SEO theo hướng
xào nấu, spin content, auto blog.
Mặc dù các SEOer
đều nhận rằng “Content is King”, nhưng rất ít người chịu đầu tư vào nội
dung tươi mới. Lý do được đưa ra thường là: khó, phải có năng khiếu… Về
quan điểm cá nhân, tôi cho rằng đó là bao biện. Nhưng không muốn tranh
cãi về vấn đề này vì tin rằng từ từ, mà rất nhanh thôi Google khiến các
bạn phải thay đổi cách nhìn. Kêu khó và bị đào thải hoặc thay đổi để tồn
tại, tùy các bạn lựa chọn.
Ai cũng có thể viết, nhất là về những vấn đề mình đã trải qua. Khó khăn về nội dung của SEOer hiện này là thiếu sự trải nghiệm và không chịu trải nghiệm. Các bạn không thể bịa, hay viết về một vấn đề mình không biết, không hiểu. Trải nghiệm và có cách tiếp cận đúng đắn thì bài viết của các bạn vẫn có thể đầy cảm xúc, chính xác, và rõ ràng… thu hút người đọc, cách thể hiện cũng chỉ là mắm muối thêm vào. Ngoài ra, “không làm được thì thuê” – nếu bạn có sự tính toán, và chuẩn bị về tài chính.
Với xu hướng trở thành một SEO Copywriter tự do, mình lập ra Blog này để làm nơi luyện phím (giờ không dùng bút nữa). Đồng thời cùng các bạn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm làm SEO, nhất là SEO Copywriting.
Ai cũng có thể viết, nhất là về những vấn đề mình đã trải qua. Khó khăn về nội dung của SEOer hiện này là thiếu sự trải nghiệm và không chịu trải nghiệm. Các bạn không thể bịa, hay viết về một vấn đề mình không biết, không hiểu. Trải nghiệm và có cách tiếp cận đúng đắn thì bài viết của các bạn vẫn có thể đầy cảm xúc, chính xác, và rõ ràng… thu hút người đọc, cách thể hiện cũng chỉ là mắm muối thêm vào. Ngoài ra, “không làm được thì thuê” – nếu bạn có sự tính toán, và chuẩn bị về tài chính.
Với xu hướng trở thành một SEO Copywriter tự do, mình lập ra Blog này để làm nơi luyện phím (giờ không dùng bút nữa). Đồng thời cùng các bạn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm làm SEO, nhất là SEO Copywriting.
Liên Hệ
Làm SEO ai không mơ về Top
Ăn ngủ in-ter(-net) rồi vơ vẩn cùng rank
“Ai bảo SEOer thì kiếm”
Mấy pro chém khiếp làm sao
ACE có nhu cầu "chém gió" cùng Nguyên Hoàng xin liên hệ:
- Địa chỉ: 68 Vị Xuyên - Nam Định
- Qua mail: kythuatseo@gmai.com
- Qua G+: Ngay bên phải, dưới phần bài xem nhiều
- Phone: 01284 301 001
Còn không muốn mất thời gian, thì post ngay xuống ô comment của bất kì bài nào cũng được.
Thanks!
Chiến tranh mạng - Kỳ 3: Cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu
Mỹ đang lao vào một cuộc chạy đua khốc liệt với Trung Quốc và Nga
nhằm chế tạo các vũ khí hủy diệt ảo có khả năng phá hủy cơ sở hạ tầng
quan trọng của các quốc gia khác.
Cuộc đua tam mã
Theo
ông Scott Borg, Giám đốc điều hành tổ chức U.S. Cyber Consequences
Unit, một tổ chức phi lợi nhuận cố vấn cho chính phủ Mỹ và các doanh
nghiệp về an ninh mạng, ba quốc gia kể trên đã xây dựng kho vũ khí tinh
vi gồm virus, sâu, trojan và các công cụ khác nhằm bảo đảm vị thế trên
không gian mạng.
Xếp dưới ba nước này là bốn đồng minh của Mỹ: Anh, Đức, Israel và Đài Loan, theo ông Borg.
Tuy
nhiên, Iran cũng được đánh giá là đã sử dụng các cuộc tấn công vào
chương trình hạt nhân của họ nhằm củng cố năng lực tấn công và hiện phát
triển đạo quân mạng riêng của mình.
Chuyên gia Borg
đưa ra các đánh giá về tình hình năng lực chiến tranh mạng trong một
cuộc phỏng vấn với NBC News sau khi hãng bảo mật Mỹ Mandiant cáo buộc
Đơn vị 61398 của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đứng sau các vụ
tấn công mạng nhắm vào Mỹ hồi tháng 2.
Các quan chức
Mỹ hiếm khi đề cập đến năng lực tấn công khi bàn về chiến tranh mạng,
mặc dù có một số tiết lộ riêng với NBC News rằng Mỹ có thể đánh sập mạng
lưới điện của một quốc gia nhỏ hơn, như Iran, nếu muốn.
Ông
Borg tán đồng với nhận xét này, nói rằng các chiến binh mạng của Mỹ
thuộc Cục An ninh Quốc gia rất cừ khôi và có năng lực đáng gờm.
“Stuxnet
và Flame (các virus sử dụng tấn công và thu thập thông tin về chương
trình hạt nhân Iran) chứng tỏ điều đó. Mỹ có thể đánh sập phần lớn cơ sở
hạ tầng của các kẻ địch tiềm tàng tương đối nhanh”, ông Borg nói.
Voldemort của thế giới mạng
Ông Borg cho hay Trung Quốc và Nga có năng lực gây ra sự rối loạn như Mỹ song họ có các ưu tiên khác nhau.
“Nga
thành thạo nhất về gián điệp và hoạt động quân sự. Đó là thứ họ tập
trung lâu nay. Trung Quốc đang tìm kiếm các thông tin thương mại và công
nghệ quan trọng. Trọng tâm của Trung Quốc là đánh cắp công nghệ. Những
thứ này hoàn toàn khác nhau. Bạn sử dụng các công cụ khác cho cơ sở hạ
tầng quan trọng so với gián điệp quân sự và khác với đánh cắp công
nghệ”, ông Borg nói.
Mục tiêu của mỗi nước phù hợp với
thế mạnh của họ. “Người Nga tiến bộ về kỹ thuật. Trung Quốc có số lượng
lớn nhân lực phục vụ cho nỗ lực, lớn hơn nhiều. Họ không có nhiều sáng
kiến và sáng tạo như Mỹ và Nga. Nhưng Trung Quốc có số lượng lớn nhất”.
Ông
Borg nói đội quân được điểm mặt chỉ tên trong báo cáo của Mandiant, Đơn
vị 61398, có thể là một trong những nhóm quan trọng của Trung Quốc song
không nhất thiết là nhóm quan trọng nhất.
“Họ có ít
nhất hai chục nhóm tiến hành các hoạt động tấn công nhắm vào Mỹ. Họ giẫm
chân lên nhau nhưng tất cả đều hoạt động dưới sự chuẩn thuận ngầm của
chính phủ Trung Quốc”, ông nói.
Những nỗ lực tấn công
của Trung Quốc rộng lớn đến nỗi các quan chức cao cấp nhất của họ “gần
như chắc chắn không biết tất cả các nhóm đang làm gì”, hoặc hậu quả của
nó. Do đó, họ đã một phen bối rối trước các cáo buộc của hãng Mandiant.
Trái với Nga, các đội quân mạng của Trung Quốc chủ quan một cách ngạo mạn trong việc che giấu tung tích và dễ bị phanh phui.
Dù
Mỹ có thể đáp trả các cuộc tấn công từ Trung Quốc và Nga bằng cách đánh
sập mạng lưới điện của “bất kỳ kẻ địch nào” và gây ra những thiệt hại
vật chất quan trọng, có nhiều yếu tố khiến họ chùn tay.
Trước
hết, là một quốc gia phụ thuộc vào kết nối mạng nhất thế giới, Mỹ ở
trong tình trạng dễ bị tổn thương nhất. Và bản chất "dễ công, khó thủ"
của chiến tranh mạng đặt Mỹ vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan".
Ngoài
ra, việc phát hiện nguồn gốc tấn công cũng không dễ dàng bởi các cuộc
tấn công không dễ theo dõi như tên lửa. Do vậy, nguyên lý chiến lược chủ
đạo của Chiến tranh Lạnh MAD (Mutually Assured Destruction - Đảm bảo
hủy diệt lẫn nhau) sẽ khó áp dụng với chiến tranh mạng.
Ví
dụ, các quan chức Mỹ có thể nghĩ vụ tấn công được người Trung Quốc tiến
hành trong khi nó thật sự là tác phẩm của người Nga hoặc một cường quốc
mới nổi trong thế giới ảo, như Iran. Hơn nữa, nếu như nguồn lực chiến
tranh hạt nhân thường chỉ nằm trong tay chính phủ của những siêu cường,
thì trong thế giới mạng, bất kỳ ai cũng có thể là kẻ trong cuộc. Đó là
lý do tại sao thông tin tình báo thường đóng vai trò quan trọng trong
một cuộc khủng hoảng mạng hơn việc điều tra, vốn mất nhiều thời gian và
không tin cậy bằng.
Và từ góc độ địa chính trị, Mỹ cũng
sẽ không muốn gây hại nặng nề cho nền kinh tế Trung Quốc lẫn Nga. Trong
nhiều năm trời, Washington đã xem Trung Quốc như là một Voldemort của
thế giới mạng, một kẻ địch mà “ai cũng biết là ai đấy” song từ chối gọi
đích danh, bởi những ràng buộc về kinh tế và ngoại giao.
Tuy
nhiên, chính sách này dường như đã thay đổi trong những tuần qua, điển
hình là bản báo cáo của hãng Mandiant đã chỉ thẳng mặt quân đội Trung
Quốc.
Dấu hiệu thay đổi rõ ràng nhất xảy ra vào ngày
11.3, trong một bài diễn văn của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Tom Donilon,
theo tờ Wall Street Journal. Ông Donilon đã lên án những vụ thâm nhập
mạng bắt nguồn từ Trung Quốc trên quy mô lớn chưa từng thấy” và tuyên bố
“cộng đồng quốc tế không thể dung thứ cho một hành động như thế từ bất
kỳ quốc gia nào”.
Những cường quốc mới nổi
Nước
Mỹ bắt đầu phát triển năng lực tấn công mạng cách đây 20 năm khi một số
bộ óc chiến lược tại Trường Hải quân cao cấp bắt đầu nhìn thấy tiềm
năng của nó. Ngày nay, Mỹ đã sở hữu các phương tiện tinh vi để đáp trả
và bảo vệ bản thân. Song, nhiều quốc gia lại không có được tiềm lực như
thế.
Chẳng hạn, các trang mạng của chính phủ Georgia đã
nhanh chóng bị đánh sập khi xe tăng của Nga tiến vào Ossetia vào tháng
8.2008.
Cuộc tấn công mạng nhắm vào Estonia và Georgia
cảnh tỉnh nhiều nước và trong một khía cạnh khác của chiến tranh mạng,
Georgia, Estonia và Lithuania sau đó đã thành lập một liên minh ảo để tự
bảo vệ tốt hơn trước các cuộc tấn công trong tương lai.
Tương
tự, Iran cũng thấm đòn vì vụ tấn công chương trình hạt nhân. Tehran mới
vừa thông báo quyết định thành lập đạo quân mạng và khẳng định có từ
4.000 đến 5.000 nhân viên tham gia vào các hoạt động phòng thủ và tấn
công.
“Iran đã phát triển năng lực nghiêm túc. Họ phóng đại năng lực hiện tại song đang nỗ lực hướng tới tương lai”, ông Borg nói.
Đây
là điều đặc biệt gây phiền toái bởi nguy cơ các quốc gia nhỏ phát động
chiến tranh mạng là cao hơn so với các cường quốc mạng.
Ông
Borg cho biết có những tường thuật gợi ý Iran đứng sau vụ tấn công mạng
nghiêm trọng nhắm vào mạng máy tính của hãng dầu khí quốc doanh của Ả
Rập Xê Út Saudi Aramco vào tháng 8 năm ngoái, vốn vô hiệu hóa hơn 30.000
máy tính dùng để kiểm soát dòng chảy dầu của Riyadh. Bộ Nội vụ Ả Rập Xê
Út đã quy trách nhiệm tấn công cho “các quốc gia nước ngoài”.
Mới
đây nhất, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers cũng xếp Iran
ngang hàng với Nga và Trung Quốc khi cảnh báo về mối đe dọa tấn công
mạng.
Ông Rogers nói với Fox News hôm 10.4: “Người
Trung Quốc chắc chắc ở trên máy tính của bạn, người Nga chắc chắn ở trên
máy tính cá nhân của bạn và người Iran đã ở đó”.
Một
đất nước không thể không kể đến, đặc biệt trong lúc này, là CHDCND Triều
Tiên. Các cuộc tấn công mạng nhắm vào các đài truyền hình và ngân hàng
Hàn Quốc mới đây là một minh chứng.
Hàn Quốc và Mỹ tin
rằng CHDCND Triều Tiên có hàng ngàn chiến binh mạng được đào tạo nhằm
tiến hành chiến tranh mạng, và năng lực của họ không thua kém những đồng
nghiệp ở Trung Quốc và Hàn Quốc.
Các sinh viên CHDCND
Triều Tiên được tuyển vào các trường khoa học hàng đầu để trở thành
“chiến binh mạng”, theo ông Kim Heung-kwang, người từng đạo tạo các tin
tặc tương lai tại một trường đại học ở thành phố Hamhung trong hai thập
kỷ trước khi đào tẩu vào năm 2003. Ông Kim nói các tin tặc tương lai của
CHDCND Triều Tiên cũng được gửi đi du học tại Trung Quốc và Nga.
Chiến
tranh mạng rất lý tưởng với CHDCND Triều Tiên bởi nó có thể được thực
hiện một cách nặc danh, có chi phí thấp và tốn ít thời gian hơn phát
triển vũ khí hạt nhân hoặc các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác.
Theo nhiều người, có một cuộc chiến tranh đã thực sự diễn ra trên bán đảo Triều Tiên vào lúc này, đó là chiến tranh mạng.
Ông Jarno Limnell, giám đốc an ninh mạng của tập đoàn Stonesoft ở Phần Lan, nói với tờ Huffington Post rằng hiện có “một cuộc chạy đua vũ trang mạng” trên bán đảo Triều Tiên và đây là một mặt trận mới mẻ và nguy hiểm cho cả hai nước.
“Các hành động trong thế giới mạng dễ dàng leo thang thành chiến tranh hoặc đe dọa chiến tranh, như tình hình trên bán đảo Triều Tiên đã thể hiện”, ông Limnell nói.
Chiến tranh mạng - Kỳ 1: Cuộc chiến không khói súng
Chiến tranh mạng - Kỳ 2: Chiến trường không biên giới
Subscribe to:
Posts (Atom)